Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANASEAN có thể hiện thực hóa tầm nhìn về một lưới điện xanh?

ASEAN có thể hiện thực hóa tầm nhìn về một lưới điện xanh?

asean

Trong Ngày không phát thải, GovInsider đã trao đổi với các chuyên gia về việc liệu ASEAN có đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu năng lượng tái tạo được đề xuất vào năm 2025 hay không và khảo sát các yếu tố chính sẽ thúc đẩy quá trình khử cacbon trong lưới điện của ASEAN.

Kể từ Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021, tám trong số mười quốc gia ASEAN đã cam kết sẽ đưa phát thải ròng về 0 trong thế kỷ này. Khu vực này đang đặt mục tiêu chiếm 23% thị phần năng lượng tái tạo trong nguồn cung năng lượng của mình vào năm 2025, điều này sẽ đòi hỏi phải tăng cường các dự án năng lượng tái tạo cũng như các hiệp định thương mại về năng lượng trong khu vực.

ASEAN có đang đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu của mình không? Noah Kittner, nhà nghiên cứu lưới năng lượng tại Đại học Bắc Carolina, trao đổi với GovInsider rằng mặc dù khu vực này đang phát triển nhanh chóng, nhưng cũng cần phải tăng cường đầu tư để phù hợp và đạt được các mục tiêu này.

Marc Allen, đồng sáng lập của một công ty khởi nghiệp Unravel Carbon nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp khử cacbon cho biết: Mặc dù tỷ lệ năng lượng tái tạo hiện tại trong nguồn cung cấp năng lượng của ASEAN chưa rõ ràng, nhưng sự phát triển của ba yếu tố sau chính là dấu hiệu xác định sự chuyển hướng của ASEAN sang năng lượng tái tạo: các dự án đầy tham vọng, các hiệp định thương mại xuyên biên giới và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Các dự án năng lượng tái tạo

Đầu tiên, ASEAN cần đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo đầy tham vọng và đáng tin cậy, có thể chạy ở công suất cao và mở rộng quy mô. Kittner nói rằng do các nguồn thủy điện đang phải đối mặt với áp lực khí hậu và công suất phát điện giảm, điều này đòi hỏi phải đầu tư vào các dự án công suất lớn nhằm vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan là nơi có dự án thủy điện năng lượng mặt trời hỗn hợp lớn nhất thế giới, trải dài trên 70 sân bóng đá. 145.000 tấm pin mặt trời nổi trên mặt hồ Sirindhorn, cùng với đập thủy điện, có thể tạo ra công suất đỉnh lên tới 81 MW, có thể cung cấp năng lượng cho ba tỉnh ở miền đông Thái Lan.

Kittner cho biết các trang trại năng lượng mặt trời nổi của quốc gia này là một trong những nơi “sáng tạo nhất trên toàn cầu và là nơi truyền cảm hứng để xem xét lại việc sử dụng đất và thiết kế hệ thống năng lượng”. Ông gợi ý rằng những trang trại như vậy có thể trở thành mô hình cho các quốc gia còn lại trên thế giới. Đây là trang trại năng lượng mặt trời nổi đầu tiên được quy hoạch trong cả nước, hứa hẹn sẽ tiết kiệm chi phí đất đai.

Allen cho biết thêm rằng công nghệ liên quan đến các tấm pin mặt trời nổi đang là tiên tiến và các ứng dụng được phát triển ở Thái Lan “có thể được triển khai trên toàn cầu khi được thương mại hóa”.

Tương tự như vậy, Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc tạo ra năng lượng tái tạo, trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 thế giới vào năm 2021. Trang The Economist cho biết tỷ trọng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam đã tăng vọt “từ gần như không có gì lên gần 11%” trong 4 năm tính đến năm 2021.

Kittner lưu ý rằng khu vực quan trọng cần được lưu ý là các dự án phát triển gió ngoài khơi tiềm năng của Việt Nam. Dự thảo Kế hoạch Phát triển Điện lực của Việt Nam (PDP8) nhấn mạnh năng lượng gió là ưu tiên chính trong vài thập kỷ tới. Việt Nam là nơi có 3.000 km đường bờ biển và sức gió thổi từ 5,5 đến 7,3 mét mỗi giây, là điều kiện lý tưởng cho việc phát triển năng lượng gió.

Một báo cáo của McKinsey nhấn mạnh rằng mặc dù Việt Nam có tiềm năng cạnh tranh với những người khổng lồ về điện gió như Đức, nhưng sự phức tạp về kỹ thuật cũng như gánh nặng tài chính của các trang trại điện gió có thể đã kìm hãm tiềm năng này cho đến nay.

Tiến một bước, lùi hai bước: Hiệp định thương mại xuyên biên giới

Các hiệp định thương mại về năng lượng có thể hỗ trợ các quốc gia nhỏ như Singapore, vốn thiếu khả năng tạo ra năng lượng tái tạo trên quy mô lớn, đạt được mục tiêu bằng không vào năm 2050. Tương tự như vậy, các hiệp định thương mại này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho dòng đầu tư đến các quốc gia có tài nguyên xây dựng các dự án năng lượng tái tạo.

Theo Allen, ASEAN sẽ cần phải điều chỉnh các khuôn khổ chính sách về thương mại năng lượng tái tạo. Trong khi thương mại năng lượng tái tạo trong khu vực đang trên đà phát triển, các quyết định hạn chế xuất khẩu năng lượng tái tạo gần đây đã đặt ra câu hỏi về mạng lưới điện bền vững của ASEAN.

Vào tháng 5, Bộ trưởng Đầu tư của Indonesia - Bahlil Lahadalia đã nhấn mạnh rằng nước này không có kế hoạch xuất khẩu năng lượng tái tạo để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước trước tiên, theo hãng tin Antara. Năm ngoái, Bộ năng lượng của Malaysia đã quyết định không cho phép xuất khẩu năng lượng tái tạo sang Singapore.

Tuy nhiên, năm 2022 đánh dấu một bước tiến đáng kể cho thương mại năng lượng tái tạo trong khu vực. Singapore đã bắt đầu nhập khẩu năng lượng tái tạo từ Lào thông qua Thái Lan và Malaysia vào tháng 6 năm nay, theo CNA đưa tin, đánh dấu lần nhập khẩu năng lượng tái tạo đầu tiên vào Singapore.

Kittner nhấn mạnh rằng mặc dù các thỏa thuận như vậy là quan trọng, nhưng rất khó để đi đến “các điều khoản công bằng và thuận lợi cho tất cả các bên”.

Cơ sở hạ tầng sẽ là chìa khóa

Cuối cùng, để thực hiện tầm nhìn về lưới điện tái tạo ASEAN, các quốc gia sẽ phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như kết nối giữa các lưới điện quốc gia và các dự án lưu trữ có thể tích trữ năng lượng dư thừa để sử dụng trong tương lai.

Khi nói đến mạng lưới truyền tải điện, không nói đâu xa chính là Thái Lan. Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, mạng lưới năng lượng của quốc gia này hiện đóng vai trò là đường dẫn chính cho việc xuất khẩu năng lượng của Lào sang Singapore. Chiến lược năng lượng có tiềm năng “tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại điện các-bon thấp giữa các quốc gia”, Kittner lưu ý trong một bài viết trên Diễn đàn Đông Á.

Sự phát triển của các công nghệ lưu trữ sẽ rất quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang lưới năng lượng các-bon thấp có khả năng phục hồi, khi đối mặt với các điều kiện thời tiết thay đổi. Với công nghệ lưu trữ năng lượng như pin, lưới năng lượng sẽ không cần phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng dự phòng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch “khi mặt trời không chiếu sáng hoặc gió không thổi”.

Theo Kittner, điều này đòi hỏi ASEAN phải phát triển các mạng lưới nghiên cứu toàn khu vực và các trung tâm nghiên cứu và đào tạo quản lý năng lượng. Một trong những cơ quan như vậy là Trung tâm ASEAN về Năng lượng, nơi tăng cường sự hợp tác đa phương về các chính sách và chương trình về năng lượng, hoạt động như một trung tâm nghiên cứu và một cơ quan tư vấn. Gần đây nhất, họ đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN 2022, nơi đưa các nhà hoạch định chính sách ASEAN thảo luận về các mục tiêu năng lượng quốc gia và quan hệ đối tác chiến lược.

Mặc dù ASEAN đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng quan trọng và các hiệp định thương mại cần thiết để tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, nhưng lưới điện ASEAN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nếu thuận lợi, dự án tích hợp điện giữa Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore sẽ là tín hiệu tích cực cho thấy sự tăng cường hợp tác khu vực.

Nguồn: Gov Insider

Từ khóa: ASEAN; mục tiêu; khu vực; điện; năng lượng; tái tạo; xuyên biên giới.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371640
Go to top