Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhát huy vai trò của ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Phát huy vai trò của ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

asean

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, mang nhiều ý nghĩa từ tầm nhìn chiến lược quốc tế của một quốc gia đến một khu vực rộng lớn trải dài từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, vẫn giữ được sự quan tâm của các nhà phân tích và các nhà thực thi chính sách ngoại giao cho đến nay.

Các quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh, cũng như một khu vực thể chế như Liên minh châu Âu (EU), đã tuyên bố Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của họ. Khu vực này cũng thường được coi là sân chơi của sự cạnh tranh giữa các cường quốc Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mặc dù bị chi phối bởi các cường quốc toàn cầu, ASEAN - một khối bao gồm các cường quốc nhỏ và trung bình - nên đóng một vai trò nào đó ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nếu xét đến vị trí địa lý trung tâm của mình.

Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) năm 2019 là một khởi đầu tốt để quản lý các động lực trong khối và thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch Covid - 19 đã cản trở sự phát triển của AOIP khiến cho cách thức triển khai không rõ ràng. ASEAN cũng đang phải đối mặt với một thời gian khó khăn khi phải giải quyết các vấn đề nội bộ như tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra ở Myanmar khi cuộc đảo chính xảy ra vào tháng 02 năm 2021. Cuộc khủng hoảng đã tiêu tốn phần lớn sức lực của ASEAN khi toàn khối liên tục phải chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế để có các hành động cụ thể nhằm giải quyết vấn đề này. Tình hình này làm giảm đi vai trò của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong năm 2021.

Đón một năm mới với việc Campuchia giữ ghế Chủ tịch ASEAN, có ít nhất ba mối quan tâm lớn đối với ASEAN nếu khối này hướng trọng tâm trở lại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đầu tiên, ASEAN nên sẵn sàng với việc có nhiều thành viên hơn tham gia vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, điều này có thể thách thức “vai trò trung tâm của ASEAN”, một thuật ngữ đề cập đến tham vọng của khối trong việc đóng vai trò trung tâm trong khu vực và hơn thế nữa. Trong vài năm gần đây, các quốc gia bên ngoài khu vực đã bắt đầu tham gia vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và biến nó thành triển vọng chiến lược của họ. Hầu hết các kế hoạch của họ đều ủng hộ ASEAN đóng vai trò quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ví dụ, Chiến lược Hợp tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gần đây của EU chỉ rõ rằng Châu Âu tán thành vai trò trung tâm và quy trình dẫn dắt của ASEAN.

Ngay cả khi có tất cả những ủng hộ này, việc duy trì vị trí trung tâm là một nhiệm vụ đầy thách thức. ASEAN được biết đến là một nhóm các quốc gia chú trọng đến các chuẩn mực để quản lý các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của mình. Để dẫn dắt và thiết lập hợp tác sâu rộng hơn trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ASEAN nên bắt đầu bằng cách mở rộng các chuẩn mực và nguyên tắc của mình dựa trên Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cho các bên liên quan.

Tuy nhiên, việc truyền bá những giá trị đó sẽ không dễ dàng khi ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kèm theo những lợi ích đa dạng của họ. Điều này cũng đang trở nên nghiêm trọng hơn bởi sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có xu hướng chia rẽ các quốc gia thành hai phe khác nhau.

Thứ hai, ASEAN cần chú ý đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các bên trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Năm 2021, sự hồi sinh của Đối thoại An ninh Tứ giác (QUAD) và việc thiết lập Thỏa thuận Hoa Kỳ, Anh, Úc (AUKUS) đã thay đổi đáng kể mô hình tương tác trong khu vực này. Cả hai sáng kiến đều được coi là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.

Mặc dù là một bên trung lập trong cạnh tranh này, ASEAN cần phải hành động khi sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của hai cường quốc này đe dọa an ninh của Đông Nam Á. ASEAN không nên chỉ là khán giả trong cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng được tạo ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đáp ứng các động lực của khu vực có thể giúp ASEAN duy trì sự phù hợp và vai trò quan trọng trong khối. Bước đầu tiên, cần có một báo cáo hoặc tuyên bố chính thức từ ASEAN. Thật không may, cơ hội này đã bị bỏ lỡ vì ASEAN im lặng khi thỏa thuận 3 bên giữa Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc (AUKUS) được công bố. Bất chấp lo lắng về việc AUKUS có thể gia tăng sự cạnh tranh ở Đông Nam Á, ASEAN đã không làm gì cả.

Thứ ba, tình hình ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng có thể ảnh hưởng đến sự thống nhất của toàn khối ASEAN. Không có gì bí mật khi các quốc gia thành viên có những ưu tiên khác nhau trong việc thu hút các cường quốc. Với sự cạnh tranh của Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, các nhà lãnh đạo các nước ASEAN cần phải đề phòng ảnh hưởng từ các bên bên ngoài khu vực, đe dọa sự thống nhất trong khối. Các vấn đề về lãnh thổ có thể gây ra nhiều xích mích hơn giữa các thành viên trong khối.

Một trong những điểm nóng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là xung đột kéo dài trên Biển Đông, dự kiến sẽ phức tạp hơn đối với ASEAN. Đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) với Bắc Kinh có thể không phù hợp với lợi ích của các quốc gia có tranh chấp ở Đông Nam Á dưới quyền chủ tịch ASEAN của Campuchia. Campuchia đã cam kết đảm bảo rằng sẽ có thỏa thuận về COC, tuy nhiên, nước này khó có khả năng đứng lên chống lại Trung Quốc vì Campuchia là đồng minh thân cận của Trung Quốc và không có yêu sách trong khu vực tranh chấp.

Ngoài ba điểm quan trọng này, ASEAN bắt buộc phải chuẩn bị cho những thách thức bổ sung như làn sóng biến thể Covid-19 mới và các vấn đề địa chính trị khác, có thể cản trở sự cống hiến của ASEAN đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong năm nay. Để tăng cường vai trò trong khu vực, ASEAN cần xem xét lại Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) và có tiếng nói chung trong việc hiện thực hóa văn kiện này.

Nguồn: The Asean Post

Từ khóa: ASEAN, Ấn Độ- Thái Bình Dương

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389995
Go to top