Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtVai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi

Vai trò đòn bẩy của hiệp định RCEP sau 7 tháng thực thi

rcep

7 tháng sau khi hiệp định RCEP, thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới có hiệu lực, có nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả của hiệp định mang lại.

Các chuyên gia từ Hinrich Foundation đánh giá Hiệp định RCEP với tư cách là một hiệp định khu vực đã mang lại một số lợi ích biên với một bộ quy tắc duy nhất chứ không phải nhiều quy tắc theo các FTA song phương khác nhau. Điều quan trọng nhất có thể làm để giúp các công ty vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển hưởng lợi từ các hiệp định thương mại là đảm bảo rằng các quy tắc xuất xứ và các quy định khác liên quan đến FTA rõ ràng và đơn giản.

Nếu không, chỉ những công ty lớn hơn với chuyên môn và nhân viên cao hơn mới có thể tham gia và hưởng lợi. Với ý nghĩa đó, Hiệp định RCEP sẽ đóng vai trò là “đòn bẩy mạnh mẽ” để giữ ổn định thương mại và đầu tư nước ngoài trong năm nay, vì góp phần mở rộng xuất khẩu các sản phẩm đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghiệp trong các nước RCEP.

Ở góc độ khác, một số nhà phê bình cho rằng các quốc gia thành viên RCEP có thể sẽ tốt hơn nếu họ ký các thỏa thuận thương mại song phương riêng biệt với nhau, vì phạm vi của thỏa thuận khu vực không đủ sâu sắc. Mặc dù RCEP có sự tham gia của 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương - chiếm gần một phần ba dân số toàn cầu và khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới.

Ở thời điểm hiện tại, RCEP chưa phải là người thay đổi cuộc chơi đối với bất kỳ thành viên nào vì đây là một thỏa thuận ít tham vọng, để lại một số rào cản và hạn chế đáng kể. Nhiều thành viên RCEP đã có các hiệp định thương mại tự do song phương mang lại lợi ích tương đương hoặc cao hơn. Ưu điểm chính của RCEP là hài hòa các thỏa thuận khác nhau này bằng cách cung cấp bộ quy tắc duy nhất.

Ví dụ, Ngân hàng Phát triển châu Á đã chỉ ra một FTA giữa Trung Quốc và Campuchia đã có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 mang lại lợi thế lớn hơn về các ưu đãi thuế quan. Pramila A. Crivelli, nhà kinh tế thuộc Phòng Nghiên cứu Kinh tế và Hợp tác Khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng hiệp định song phương giữa Trung Quốc và Campuchia đưa ra “tự do hóa thuế quan sâu hơn” so với Hiệp định RCEP.

Các mức thuế bằng 0 được thực hiện đối với hơn 90% số dòng thuế theo FTA Campuchia - Trung Quốc, trong khi sẽ mất 20 năm để đạt được tỷ lệ tương tự theo RCEP. Thuế quan đối với hơn 65% thương mại các sản phẩm ngay lập tức về 0 theo hiệp định khu vực khi hiệp định này có hiệu lực.

Vào tháng 12, Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển dự đoán rằng việc cắt giảm thuế quan của RCEP sẽ ngay lập tức thúc đẩy thương mại nội vùng lên gần 2%, tương đương khoảng 42 tỷ USD khi có hiệu lực. Chuyên gia Deborah Elms, người sáng lập và giám đốc điều hành tại Trung tâm Thương mại châu Á có trụ sở tại Singapore, nói rằng hầu hết các thành viên RCEP đã và đang nâng cấp các thỏa thuận song phương, hoặc ít nhất là đã đàm phán với nhau, kể từ khi các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu vào năm 2012.

Trên phạm vi các thành viên RCEP, đã có những FTA vượt ra ngoài RCEP, cũng như những FTA có thể được nâng cấp để vượt ra ngoài RCEP. Trung Quốc đã có một FTA hiện tại với ASEAN, cũng như các thỏa thuận riêng lẻ với các thành viên RCEP khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Singapore và New Zealand. Nước này cũng đang đàm phán giai đoạn hai của thỏa thuận với Hàn Quốc.

FTA song phương giữa Trung Quốc và Campuchia đã mang lại lợi ích cho ngành dệt may, là ngành lớn nhất về giá trị nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Campuchia đã xóa bỏ hoàn toàn thuế hải quan đối với 9/10 dòng thuế dệt may khi FTA song phương có hiệu lực. Tuy nhiên, tỷ lệ này dưới một nửa theo RCEP. Ví dụ, thuế đối với vải dệt kim hoặc móc đã được giảm xuống 0 theo FTA song phương, trong khi sẽ mất 15 năm theo RCEP.

Chuyên gia Wing Chu, người đứng đầu cố vấn kinh doanh tại Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông, cho rằng RCEP mang đến cho các quốc gia thêm một lựa chọn để đảm bảo lợi thế trong thương mại. RCEP và các FTA không loại trừ lẫn nhau. Chủ doanh nghiệp có thể chọn một trong những thuận tiện cho họ. Các thỏa thuận song phương có vẻ tốt hơn RCEP vì các bên liên quan ít hơn, nhưng các thỏa thuận như vậy có thể không đáp ứng được nhu cầu của một số chuỗi cung ứng phức tạp.

Tuy nhiên, cũng có những hạn chế đối với các FTA song phương. Ví dụ các quy tắc xuất xứ của từng sản phẩm cụ thể đối với các sản phẩm nông nghiệp và nông sản chế biến là những hạn chế trong hiệp định song phương Trung Quốc - Campuchia. Những hạn chế như vậy đòi hỏi các sản phẩm sữa phải được lấy hoàn toàn từ các công ty nội địa của Campuchia, và điều này có nghĩa là FTA song phương có thể ngăn cản các công ty Australia và New Zealand sản xuất các sản phẩm sữa ở Campuchia và bán ở thị trường Trung Quốc.

Ngoài việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan, RCEP còn cung cấp các biện pháp khác như hợp tác và thuận lợi hóa hải quan, dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật phi thuế quan và tạo thuận lợi cho thương mại điện tử. Và bất chấp những tác động kinh tế tiềm ẩn “khiêm tốn” của RCEP, các chuyên gia nói chung vẫn cho rằng khuôn khổ thương mại vẫn sẽ rất hữu ích trong khu vực.

Nguồn: Công thương

Từ khóa: RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371093
Go to top