Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtĐàm phán WTO và sự minh bạch cần thiết

Đàm phán WTO và sự minh bạch cần thiết

Trong các thỏa thuận quốc tế, sự lo ngại thường trực chính là sự áp đặt từ các cường quốc lên nội dung của những hiệp định này.

clipboard 2021 09 15t045903664 1030442 1631662225

Sự minh bạch là yêu cầu quan trọng đối một thể chế dân chủ cũng như quá trình phân bổ nguồn lực một cách công bằng. Yếu tố này giúp công chúng có thể nêu ý kiến dựa trên những thông tin có thực thay vì dựa vào nhận xét mang tính phỏng đoán thiên kiến. Khả năng tiếp cận các luồng quan điểm khác nhau sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện hơn về yêu cầu và quan ngại của đại bộ phận dân cư. Nếu quan điểm của công chúng chỉ là sản phẩm của hoạt động tuyên truyền từ cấp chính quyền quản lý, tính chính danh của thể chế sẽ mỏng manh, dễ vỡ cũng như không thể tồn tại lâu dài cùng thời gian. Quan điểm đã nêu không chỉ đúng với mỗi quốc gia mà còn áp dụng với các tổ chức quốc tế.

Với tầm bao phủ và ảnh hưởng rộng lớn, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang tạo ra ảnh hưởng quan trọng đối với phần đông người dân trên khắp thế giới và thiết lập vai trò tạo đồng thuận rộng rãi của mình. Về lý thuyết, WTO chỉ chấp nhận những thành viên là quốc gia và vũng lãnh thổ hải quan. Các nhà đàm phán chỉ là đại diện của các quốc gia để tham gia vào quá trình sửa đổi những thỏa thuận hiện tại hay hình thành mới các hiệp định đa phương mới. Thời gian trước, những văn bản đề xuất và biên bản tiến trình đàm phán được đăng tải trên trang điện tử của WTO. Điều này giúp nhiều bên liên quan có cơ hội nghiên cứu và bình luận về dự thảo nội dung cũng như tác động của những hiệp định đa phương thông qua các bài báo và nghiên cứu khoa học.

Quy trình nêu trên hiện đã có nhiều thay đổi. Hiện tại, nhiều văn bản quan trọng liên quan đến quá trình đàm phán đã không còn được công khai. Chỉ một số cá nhân có thẩm quyền được phép truy cập nội dung những tài liệu trên ví dụ viên chức chính phủ hay các tổ chức quốc tế quan trọng. Sự thay đổi đã nêu khiến nhiều người thắc mắc về nguyên nhân và tính phù hợp của biện pháp bảo mật quá mức về tài liệu và quy trình đàm phán mà WTO đang áp dụng. Có thể nói chỉ có các đại diện cấp chính phủ mới có thẩm quyền tham gia những cuộc đàm phán quốc tế, tuy nhiên, chính phủ cũng chỉ là đại diện của người dân mà thôi.

Sự nhượng bộ của chính phủ các nước tại phiên đàm phán thương mại quốc tế có tác động quan trọng về mặt kinh tế, xã hội, và chính trị tại chính những quốc gia này. Chủ quyền quốc gia không phải là yếu tố tuyệt đối, mà phụ thuộc vào những cam kết chính phủ từng nước đã đưa ra ở cấp độ quốc tế. Yếu tố dân chủ tại các quốc gia không có tác động đáng kể tới những thỏa thuận được hình thành dưới sự bảo trợ của những tổ chức quốc tế uy lực có khả năng kiềm tỏa yếu tố chủ quyền quốc gia. Những tổ chức vừa nêu không chỉ bao gồm các thực thể quốc tế, mà còn ám chỉ các doanh nghiệp đa quốc gia, và tổ chức phi chính phủ.

Các doanh nghiệp đa quốc gia đóng vai trò trọng yếu trong những phiên đàm phán quốc tế. Những thỏa thuận kiểu như TRIPs và Tạo thuận lợi về đầu tư (đang trong tiến trình thảo luận) chủ yếu là nhằm phục vụ lợi ích của họ. Hầu hết văn bản liên quan đến tiến trình thảo luận về Hiệp định tạo thuận lợi đầu tư đều bị hạn chế tiếp cận. Một số thỏa thuận khác đang trong thời gian đàm phán cũng lâm vào tình trạng tương tự. Công chúng cần có thông tin về những chủ đề thảo luận chứ không phải chỉ là kết quả hội đàm.

Cộng đồng doanh nghiệp có quyền phản đối kết quả đạt được qua những cuộc đàm phán cấp chính phủ. Có thể nói, hiện tại, với quyền lực của mình, nhiều tập đoàn có thể gây áp lực lớn lên mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều doanh nghiệp không chỉ có khả năng kiểm soát thẩm quyền hành pháp của nhà nước mà trong nhiều trường hợp còn chống đối mạnh mẽ sự nhượng bộ từ phía chính phủ trên cơ sở những thỏa thuận quốc tế. Tao môi trường thảo luận rộng rãi trên phương tiện đại chúng cũng như trong giới trí thức có thể giúp những hiệp định cấp độ liên quốc gia đạt được sự đồng thuận rộng rãi.

Công chúng luôn có sự nghi ngờ về vai trò của những cá nhân và quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế. Do vậy, sự nghi ngờ đã nêu có thể trở thành điểm khởi đầu cho sự chống đối quyết liệt các quy định và quy tắc quốc tế. Sự lên ngôi của trường phái hữu khuynh trong lĩnh vực chính trị tại cấp độ quốc gia và quốc tế chính là sự phản ánh rõ ràng nhất của thái độ này. Trong các cuộc thảo luận liên quốc gia, luôn có sự nghi ngờ thường trực về việc những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn thường áp đảo trong các cuộc thảo luận và buộc những nền kinh tế kém phát triển hơn phải nhượng bộ nhiều mặt. Mối lo ngại đã nêu không phải lúc nào cũng đúng, tuy nhiên chính việc hạn chế thông tin đã gây ra nhiễu loạn và bất bình.

Tác gia Foucault từng phát biểu quyền lực và kiến thức vốn quan hệ mật thiết với nhau. Không quá nghi ngờ khi nói rằng kiến thức không chỉ là sản phẩm mà là trọng tâm của quá trình phô diễn quyền lực. Các cá nhân và tổ chức sở hữu kiến thức chính là những chủ thể nắm quyền thực tế trong một thế giới toàn cầu hóa. Bằng việc hạn chế tiếp cận thông tin, những bên có liên quan đã hạn chế quyền lực của công chúng và biến nền dân chủ thành trò cười. Một thỏa thuận được hình thành với đủ với lý do và logic biện minh cho việc việc ra đời của nó có thể chỉ là một sản phẩm lỗi khi những bên có liên quan hoàn toàn mù tịt về nội dung của văn bản này do việc thiếu thông tin về quá trình đàm phán – một tình huống mà tác giả H LA Hart gọi là “thiếu sự đồng thuận rộng rãi”. Tiếp tuc quá trình đã nêu có thể nuôi dưỡng sự bực bội và bối rối.

Cơ chế pháp lý của GATT/WTO, mặc dù đặc trưng bởi tính chậm chạp, thiếu năng động vốn có lại đang được coi là mô hình mẫu được “chấp thuận rộng rãi”. Hầu hết thỏa thuận thương mại tự do hoặc hiệp định cấp khu vực đều dẫn chiếu hoặc đề cập đến hệ thống quy tắc WTO. Một ví dụ điển hình là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), theo đó, văn kiện này dùng các nguyên tắc nêu trong hệ thống thỏa thuận chung của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh là cơ sở để giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến tiếp cân thị trường và giải thích pháp lý. Việc sử dụng các phương thức được nêu trong một cơ chế phi dân chủ và thiếu minh bạch ngay từ quá trình đàm phán có thể tạo ra thách thức cho cái gọi là “sự đồng thuận rộng rãi”.

Nguồn: Deccan Herald

Từ khóa: WTO, đồng thuận rộng rãi, minh bạch, công chúng

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386849
Go to top