Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtRCEP – thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới

RCEP – thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới

rcep 3.6.21

RCEP là một thỏa thuận lớn. Khi được kí kết, RCEP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm đến 30% trongGDP, thương mại toàn cầu và dân số của thế giới.

Hiệp định này cũng đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản có thỏa thuận thương mại chung với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo Kyodo News, chính phủ Nhật Bản đã thông qua hiệp định này vào cuối tháng 4 và kỳ vọng sẽ thúc đẩy GDP của đất nước tangthêm 2,7% và tạo ra hơn nữa triệu việc làm.

RCEP đã mất hơn một thập kỷ để thực hiện, sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa, cũng như đưa ra các quy tắc về đầu tư và sở hữu trí tuệ để thúc đẩy thương mại tự do.

Hiệp định bao gồm 15 quốc gia thành viên, và trong đó có một số thành viên thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Deborah Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore sẽ giải thích RCEP là gì, điểm khác biệt so với các thỏa thuận thương mại khác và những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực là gì?

Đây là một thỏa thuận thương mại được thiết lập ở châu Á, cho châu Á. Tất nhiên, có nhiều hoạt động thương mại tại khu vực này, nơi có rất nhiều nguyên liệu thô, các bộ phận và linh kiện được chuyển đi chuyển lại giữa các nước. Tuy được lắp ráp lần cuối ở châu Á, nhưng sau đó các bộ phận này thường được vận chuyển đến Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Không có nhiều sản phẩm cuối cùng kết thúc ở châu Á. Một trong những lý do mà chúng ta không có được điều này là vì thương mại trong khu vực, đặc biệt là với hàng hóa thành phẩm, quá khó khăn và quá đắt với mức thuế quan áp dụng và các rào cản phi thuế quan, v.v. và do đó, thương mại trong khu vực đã phát triển dưới mức tiềm năng của mình. TuyRCEP không phải là một thỏa thuận hoàn hảo, nhưng hiệp định này thúc đẩy các doanh nghiệp tạo ra chuỗi cung ứng ở châu Á, cho châu Á. Khi hiệp định có hiệu lực và trở nên có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp thì thương mại nội khối sẽ tăng dần theo thời gian.

Sự chấp thuận của chính phủ Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

Để RCEP có hiệu lực, cần phải có 6 trong số 10 thành viên của ASEAN và 3 trong số 5 thành viên đối tác đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) phê chuẩn hiệp định. Thách thức thực sự nằm ở các đối tác đối thoại, vì thủ tục nội bộ của các nước này phức tạp hơn hầu hết các nước ASEAN. Tại ASEAN, việc thông qua đơn giản hơn. Trong khi đó, các đối tác đối thoại có các thủ tục, quy trình và báo cáo đánh giá để Quốc hội hoặc Nghị viện (Nhật Bản) thông qua, và việc này có thể mất rất nhiều thời gian. Việc Trung Quốc và Nhật Bản phê chuẩn thỏa thuận là một bất ngờ, và đặc biệt là sự thông qua một cách nhanh chóng của Nhật Bản. Mặc dù có những lợi ích to lớn, nhưng vẫn còn có những khó khăn không lường trước được đối với Nhật Bản khi quốc gia này lần đầu tiên có chung thoả thuận với Hàn Quốc và Trung Quốc.

Những điều cần thiết để hiệp định có hiệu lực?

Có 4 quốc gia cho biết đã sẵn sàng để thực thi hiệp định, gồm: Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó cần đến 6 thành viên của ASEAN và cần thêm ít nhất một trong số các đối tác đối thoại nữa. Vì chúng ta đã có Trung Quốc và Nhật Bản, sẽ không quá khó để có thêm một đối tác đối thoại nữa phê chuẩn thỏa thuận. Các nước cần phải hành động nhanh lên, vì nếu để muộn hơn, tình hình trong khu vực sẽ rất phức tạp. Cuối năm là thời điểm của các hội nghị thượng đỉnh, và cũng là thời điểm mà chương trình nghị sự của ASEAN cần phải được chứng nhận và thông qua để sau đó chuyển giao cho nước chủ trì tiếp theo. Và điều này cũng tương tự với APEC. Các quan chức sẽ bận rộn với các cam kết khác và có thể sẽ bỏ lỡ thời hạn của RCEP. Các nước đang hy vọng hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. Điều này có nghĩa là việc phê duyệt sẽ cần hoàn tất trước ngày 1/10, vì hiệp định cần mất 60 ngày để có hiệu lực, do đó thời gian còn lại khá sát sao.

Liệu hiệp định sẽ về đích hay sẽ bị “chết máy” giữa đường?

Trường hợp nào cũng có thể xảy ra. Như chúng ta đã thấy, CPTPP có hiệu lực sớm hơn chúng ta tưởng tượng. CPTPP được kích hoạt khi có ít nhất sáu nước thành viên phê chuẩn... và tất cả các nước đều muốn trở thành thành viên thứ sáu phê chuẩn, và kết quả là, CPTPP đã về đích sớm hơn mong đợi. CPTPP có hiệu lực vào ngày 29/12/2020, tức năm 2020 là năm đầu tiên của CPTPP. Và sau đó, năm thứ 2 bắt đầu từ ngày 1/1/2021. Vì vậy, thực sự đã có tới 2 đợt cắt giảm thuế quan chỉ trong 3 ngày. Đó là bởi vì các nước thành viên rất nhiệt tình, họ đều muốn nói rằng “Sự phê chuẩn của chúng tôi đã giúp hiệp định có hiệu lực”. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với RCEP. RCEP sẽ có hiệu lực, nhưng có thể sẽ không bao gồm đủ 15 quốc gia thành viên.

Tác động đến việc khôi phục hậu Covid-19 của khối như thế nào?

RCEP có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hậu Covid-19, vì cần phải giữ cho các đường thương mại luôn mở, vì đây là khu vực phụ thuộc vào thương mại. Tuy nhiên cũng cần phải có một số nguồn tăng trưởng kinh tế mới. Hiện nay các nước có sự hồi phục không đồng đều hậu Covid, vì vậy cần phải khai thác các công cụ khác nhau để thúc đẩy quá trình hồi phục. Một hiệp định ở châu Á với các nền kinh tế lớn tại đây là thực sự rất hữu ích. Hiệp định này không chỉ hữu ích cho các nền kinh tế ở khu vực, cho các công ty đa quốc gia lớn, mà còn hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ hơn, vì cần phải phục hồi tăng trưởng bằng cách nào đó. Thách thức hiện nay là số người nhiễm Covid tiếp tục tăng lên. Khu vực này thực sự đang gặp khó khăn, bao gồm nhiều thành viên của ASEAN như Lào và Campuchia. Số trường hợp nhiễm bệnh của Philippines cũng tiếp tục tăng lên. Thái Lan vẫn phải tiếp tục đóng cửa. Đây là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid, và rất cần hành động nào đó để thúc đẩy sự hồi phục.

Sự khác biệt giữa RCEP và CPTPP?

Có một khoảng cách lớn về chất lượng, độ phủ, chiều sâu và bề rộng. Nguyên nhân chính là do: trong TPP, các nước tham gia một cách tự nguyện, với tham vọng cao, chất lượng cao và cảm thấy hào hứng về điều đó. Trong RCEP, các nước tham gia vì buộc phải tham gia, vì là thành viên của ASEAN hoặc đã có thoả thuận với ASEAN. Sự đa dạng giữa các thành viên trong RCEP cũng rất hấp dẫn. Với sự đa dạng về quy mô dân số, trình độ phát triển, các quốc gia không giáp biển và các quốc gia quần đảo, ngành dịch vụ so với buôn bán hàng hoá, nhập khẩu so với xuất khẩu, RCEP thực sự rất đa dạng. Cố gắng cân bằng sự đa dạng này, nghĩa là thoả thuận cuối cùng của RCEP, theo mặc định sẽ ít tham vọng hơn, với nhiều kẽ hở hơn. Tuy nhiên vấn đề này sẽ được cải thiện theo thời gian. RCEP cũng sẽ tuân theo các mô hình riêng của ASEAN, với cứ sau 5 – 10 năm sẽ có một đợt nâng cấp toàn diện. Chúng ta có khoảng thời gian thực sự dài trong RCEP với 20, 21 năm. Thời gian trôi qua, mọi người đều cảm thấy thoải mái và quen thuộc với thoả thuận này.

RCEP bao phủ những gì?

Đối với phạm vi quyền sở hữu trí tuệ (IP), RCEP rất tốt. Đây là khu vực nổi tiếng về việc không thực hiện các quy tắc IP. Không có nhiều cam kết về IP trong nhiều giao dịch thương mại và những gì được đưa vào RCEP vượt xa sự tưởng tượng của mọi người. Sở hữu trí tuệ thực sự rất khó, đó là cả một hệ sinh thái phải kết hợp với nhau, vì vậy các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ là một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất trong thỏa thuận này. RCEP không bao gồm các thoả thuận về các quy định lao động, công nhân hoặc nhân quyền hoặc bất cứ điều gì về môi trường. Hiện tại, các vấn đề này chưa được quan tâm ở cấp độ ASEAN hoặc châu Á. Các thành viên sẽ tham gia vào các vấn đề này trong các cuộc thảo luận khác. Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ với Liên minh châu Âu, các thành viên của CPTPP cũng làm điều này với nhau. Và trong khi có thể đưa ra lập luận rằng quyền của người lao động hoặc các quy tắc về môi trường là quan trọng đối với thương mại, thì vẫn không quan trọng bằng việc “thuế quan”.

Điều gì có thể xuất hiện khi RCEP phát triển?

Nhiều nước trong RCEP xem lợi thế so sánh của mình là nằm ở các tiêu chuẩn lao động và các quy định về môi trường. Điều này không có nghĩa là họ chống lại môi trường hoặc chống lại người lao động, mà chỉ tương thích cho một khu vực thực sự rộng lớn, để đáp ứng lại sự hài lòng của tất cả các nước tham gia. Những quốc gia đứng đầu các chính sách về quyền công dân, quyền con người, quyền lao động, bảo vệ môi trường và các chính sách biến đổi khí hậu sẽ không hài lòng với các tiêu chuẩn thấp hơn. Và những quốc gia với các tiêu chuẩn thấp sẽ quá khó để đạt được yêu cầu. Và để trung hòa, nên tập trung vào những mục tiêu mà tất cả các quốc gia đều có thể đạt được. Châu Á là một khu vực thực dụng, các quốc gia trong khu vực này chỉ đặt ra mục tiêu và thực hiện nó nếu họ có đủ khả năng để làm điều đó.

Tại sao mất nhiều thời gian?

RCEP được đưa ra vào cuối năm 2012. Và bắt đầu đàm phán vào năm 2013. Nhưng vẫn còn để ngỏ cho đến năm 2014. Một thời gian sau, đã gần như hoàn thành thì Ấn Độ tuyên bố bỏ cuộc. Và hiệp định đã được kí kết vào tháng 11/2020, nhưng hiện nay do Ấn Độ rút lui và tình hình dịch Covid nên vẫn chưa được thông qua.

Ấn Độ rút lui có ảnh hưởng gì đến RCEP?

Điều này còn phụ thuộc vào đối tác nào, nhưng Ấn Độ rất có ảnh hưởng đến Nhật Bản, và đây là một vấn đề lớn. Vì trong khi tất cả các nước có rất nhiều hiệp định trong khu vực, thì Nhật Bản ít có thỏa thuận thương mại với Ấn Độ. Và đây là một mất mát lớn của cả hai khi các thành viên RCEP đưa hàng vào Ấn Độ, và Ấn Độ có cơ hội để trở thành một phần của chuỗi cung ứng.

Có còn cơ hội để Ấn Độ tham gia trong tương lai không?

Điều này là có thể. Vì theo ghi chú, toàn bộ thỏa thuận sẽ được mở cho các thành viên mới tham gia sau 18 tháng kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên có một điều khoản đặc biệt là Ấn Độ có thể tham gia bất cứ lúc nào mà không cần phải đợi sau 18 tháng. Tuy nhiên, trước khi dịch Covid xảy ra, Ấn Độ cũng không quan tâm đến vấn đề này, vì có nhiều ngành trong nước không muốn tham gia.

RCEP có ý nghĩa gì đối với các khối giao dịch khác? Và liệu thế giới có ngày càng bị chia cắt thành các khu vực giao dịch khác nhau không?

Hầu hết các chuyên gia thương mại không ủng hộ các hiệp định thương mại, bởi vì chúng được hưởng các lợi ích và ưu đãi khi gia nhập và bất lợi khi không gia nhập. Khi bắt đầu thực hiện các thỏa thuận thương mại khu vực lớn, đâyđộng lực để điều chỉnh lại chuỗi cung ứng và dù cho đó là hàng hóa, dịch vụ hay đầu tư thì không gian địa lý nơi đó sẽ tăng lên. Sau đó, khi đặt chúng vào đúng vị trí, thì sẽ rất khó bị loại bỏ. Sẽ có những thay đổi trong kinh doanh do RCEP, ngay cả khi các công ty thực sự không sử dụng RCEP. Một khi các CEO bắt đầu 'suy nghĩ về châu Á', thì vấn đề không phải nằm ở việc thỏa thuận có bao gồm những điều kiện mà họ quan tâm hay không, mà trong đầu của họ chỉ vang lên những suy nghĩ về 'những lợi ích ở châu Á, tôi nên đầu tư vào châu Á, tôi nên lên kế hoạch phân phối ở châu Á'. Điều này rất mới mẻ và họ sẽ tự củng cố. Khi càng có nhiều CEO nghĩ đến Châu Á trước nhất, thì càng nhiều khả năng kết thúc đầu ra của sản phẩm tại châu Á. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được sự chia cắt theo nghĩa đó.

Làm thế nào để nó phù hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới?

Từ góc độ đàm phán thương mại, việc đàm phán hoặc thảo luận các quy tắc thương mại trong tương lai của RCEP diễn ra tại châu Á sẽ dễ dàng hơn so với thảo luận ở một nơi khác, chẳng hạn như tại Geneva. Có thể tưởng tượng, các tiêu chuẩn mới cho AI hoặc blockchain hoặc nền kinh tế chia sẻ cũng được thảo luận trong RCEP. Các kế hoạch này không được lập ra ngay từ đầu, nhưng kế hoạch làm việc, mục tiêu chính sách, chương trình nâng cao năng lực sẽ được các nước ngồi lại với nhau và đưa ra các tiêu chuẩn mới. Đây là một vấn đề lớn, vì nhiều thành viên vẫn là thuộc những nước theo chủ nghĩa đa phương, có niềm tin mạnh mẽ vào hệ thống của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tầm quan trọng của thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, các nước này cũng cảm thấy rất khó để thực hiện mọi thứ ở Geneva, vì vậy trước tiên hãy làm tại châu Á, với một dự án tại đây và sau đó có thể rút lui và trở lại WTO hoặc một nơi nào khác.

Hiệp định có thể làm gì cho các mối quan hệ quốc tế?

Các thành viên trong suốt quá trình đàm phán có thể không ở cùng một toà nhà với nhau nhưng đã ngồi cạnh nhau ở hội nghị trong RCEP, bởi vì các nước được xếp theo thứ tự bảng chữ cái và đã ăn trưa cùng nhau và rất hoà hợp với nhau. Qua trao đổi, họ có thể nắm bắt được nhiều điểm nóng về địa chính trị (tiềm năng) mà dễ dàng có thể khiến toàn bộ quá trình bị lệch hướng vì trọng tâm vẫn là “thuế quan của chúng ta sẽ như thế nào?”

Nguồn: Weforum

Từ khóa: hiệp định RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386271
Go to top