Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtMột chương trình nghị sự rõ ràng để cứu vãn WTO

Một chương trình nghị sự rõ ràng để cứu vãn WTO

WTO M 400x267

Số phận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang bị treo lơ lửng sau 4 năm bị chính quyền Trump tấn công. Nhưng mọi thứ không ảm đạm như chúng ta nghĩ. Bước sang năm 2021, WTO có cơ hội mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác thương mại.

Để đảm bảo WTO vẫn phù hợp với mục đích ban đầu khi thành lập, các thành viên nên theo đuổi những cải cách trong ba lĩnh vực: giải quyết tranh chấp, đàm phán và chức năng giám sát của WTO.

Các quy tắc chỉ tốt khi chúng có thể thực thi được. Các quy định của WTO đã bị thách thức trước việc Hoa Kỳ không ngừng ngăn chặn việc bổ nhiệm thẩm phán cho Cơ quan Phúc thẩm. Kể từ khi Cơ quan Phúc thẩm bị tê liệt vào cuối năm 2019, các kháng nghị đối với các quyết định của ban hội thẩm vẫn chưa được giải quyết. Tính đến tháng 3 năm 2021, có tổng cộng 18 tranh chấp đã rơi vào tình trạng lơ lửng này.

Trong khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vẫn chưa có bất kỳ hành động nào để tháo gỡ bế tắc cho Cơ quan Phúc thẩm, chúng ta vẫn có thể hy vọng vào một giải pháp khác. Tuy nhiên, dù thế nào, Cơ quan Phúc thẩm phải là cốt lõi của quá trình cải cách.

Simon Lester đã kiến nghị một giải pháp, đó là giới hạn phạm vi xem xét phúc thẩm, gia tăng sự tôn trọng dành cho 'các biện pháp phòng vệ thương mại' và trao cho các nước thành viên nhiều quyền lực hơn để phản đối lập luận mà họ không đồng ý trong các báo cáo. Jennifer Hillman thì đưa ra một số đề xuất mạnh mẽ, chẳng hạn như thành lập một ủy ban giám sát, áp dụng bộ Nguyên tắc Walker sửa đổi, và giới hạn thời gian phục vụ của các thành viên Ban Thư ký của Cơ quan Phúc thẩm.

Ý tưởng này cũng nên được áp dụng rộng rãi bằng cách giới hạn thời gian phục vụ của Ban Thư Ký là 5 năm, sau thời gian trên, các thành viên này phải hoàn toàn rời khỏi WTO. Mặc dù điều này nghe có vẻ như là một đề xuất hơi mạnh tay, nhưng nó giúp khắc phục được tình trạng hiện nay khi thành viên Ban Thư ký được điều động sang Bộ phận Quy tắc hoặc Bộ phận Các vấn đề pháp lý, nơi họ sau đó hỗ trợ các thành viên Ban hội thẩm soạn thảo các báo cáo điều tra. Cách làm này cũng giúp thổi luồng sinh khí mới vào WTO cứ mỗi vài năm một lần, bằng cách bổ sung một đội ngũ mới gồm những luật sư trẻ.

Lĩnh vực quan trọng tiếp theo để cải cách nằm trong chức năng đàm phán của WTO. WTO đã không thể kết thúc bất kỳ vòng đàm phán lớn nào kể từ khi thành lập, mặc dù cũng đã hoàn tất được vòng đàm phán quan trọng về Tạo thuận lợi Thương mại (TFA). Các cuộc đàm phán bị đình trệ này một phần xuất phát từ những bất đồng về mức độ cam kết mà các nước đang phát triển phải thực hiện.

Các cuộc đàm phán gần đây nhằm loại bỏ các khoản trợ cấp góp phần vào việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát, cũng như các khoản trợ cấp dẫn đến tình trạng thừa năng lực và đánh bắt quá mức, là một trường hợp điển hình. Trung Quốc dẫn đầu danh sách 5 nước trợ cấp nghề cá nhiều nhất, tiếp theo là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các nước này cộng lại đã chiếm đến 58% tất cả các khoản trợ cấp đánh bắt cá trên toàn cầu. Và mặc dù 9 trong tổng số 15 quốc gia đánh bắt cá lớn nhất thế giới là các nước đang phát triển, nhiều nước trong số này vẫn tiếp tục yêu cầu được hưởng cơ chế Đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT).

Các cuộc đàm phán về nghề cá rất quan trọng, vì chủ đề này minh họa rõ nhất những thách thức đối với thương mại thời hiện đại. Đây không chỉ là về vấn đề trợ cấp, mà còn liên quan đến sự bền vững với môi trường. Cách chúng ta điều hướng điểm giao nhau của những vấn đề này sẽ kiểm tra năng lực thích ứng với hoàn cảnh mới của WTO.

Cuối cùng, một trong những thành tựu lớn nhất của WTO, đồng thời cũng là một trong những chức năng ít được nhắc đến nhất của tổ chức, đó là hoạt động giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ của các nước thành viên. Việc giám sát này chủ yếu diễn ra dưới hình thức trao đổi ngang hàng, nhưng cũng bao gồm các cuộc thảo luận chuyên đề về các vấn đề nhất định để tránh sự xuất hiện của các rào cản thương mại ngay từ đầu. Một điểm nổi bật trong cơ chế giám sát đó là Ủy ban Hàng rào Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT), nơi các thành viên có thể nêu lên 'những lo ngại thương mại cụ thể' (STC) đối với biện pháp của một nước thành viên khác nếu nó được cho là vi phạm thỏa thuận TBT.

Ủy ban cung cấp một diễn đàn để thảo luận bên lề về các quy định, và cho các thành viên cơ hội để bày tỏ lý do tại sao một số hành động nhất định có thể có tác động tiêu cực đến thương mại. Ngay cả trong thời gian đại dịch xảy ra, ủy ban TBT vẫn tiếp tục hoạt động và có một số lượng kỷ lục các STC được đệ trình thông qua một thủ tục bằng văn bản mới vừa được thiết lập. Thành công của Ủy ban này cần được nghiên cứu và nếu có thể, nhân rộng sang cho các ủy ban khác trong toàn tổ chức.

Một vấn đề dai dẳng đã cản trở chức năng giám sát là việc gửi thông báo. Các thành viên có nghĩa vụ thông báo các biện pháp có thể ảnh hưởng đến thương mại và những thông báo này là cơ sở cho nhiều cuộc thảo luận trong các ủy ban. Mặc dù vấn đề này đã nhận được sự chú ý lớn trong đại dịch COVID-19, khi các thành viên kêu gọi minh bạch hơn trong các hành động thương mại, việc thông báo vẫn còn nhiều bất cập.

Ví dụ, thông báo về trợ cấp là một vấn đề quan trọng đối với các nước lớn trong WTO, đặc biệt là khi mối quan tâm ngày càng tăng về trợ cấp công nghiệp. Sự thất vọng với việc thiếu thông báo đã khiến một số thành viên gửi ‘thông báo ngược’, tức thông báo thay cho một thành viên khác về các biện pháp đã áp dụng. Nhưng ‘thông báo ngược’ là một quá trình tốn nhiều thời gian và năng lực, khiến các thành viên kém phát triển hơn gặp bất lợi. Giải pháp duy nhất là cải thiện quy trình thông báo trên diện rộng.

WTO là một phần không thể thiếu của hệ thống thương mại quốc tế. Những vấn đề mà nó đang phải đối mặt có vẻ như không thể vượt qua, nhưng đó sẽ là trường hợp ngay cả khi chúng tôi cố gắng tạo ra một tổ chức mới từ đầu. Các lựa chọn rất rõ ràng - quay trở lại với các chính sách ăn xin-bạn-láng giềng và một bộ quy tắc mì spaghetti ngày càng phát triển, hoặc một cách tiếp cận đa phương giúp tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được lợi ích của thương mại. Sự lựa chọn là tùy thuộc vào các thành viên của WTO.

Inu Manak là Nghiên cứu viên của Trung tâm Herbert A Stiefel về Nghiên cứu Chính sách Thương mại tại Viện Cato.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: minh bạch, hành động thương mại, bất cập, trợ cấp công nghiệp, WTO

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387919
Go to top