Sự ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục được ghi nhận trong những ngày đầu năm 2021 khi đợt dịch mới bùng phát...
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang có dấu hiệu tích cực với tỷ lệ mắc mới giảm dần và các nước trên toàn thế giới đang có xu hướng "chuyển mình" khỏi nền kinh tế truyền thống, châu Á đang đứng trước thời cơ thúc đẩy lĩnh vực kinh tế số, xây dựng một nền kinh tế số hội nhập hơn và thúc đẩy thương mại số cũng như một đồng tiền số chung.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), ngành thủy sản trên toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 và có thể phải đối mặt với khó khăn hơn nữa trong năm 2021 do việc đóng cửa ở các nước gây ảnh hưởng đến cung cầu.
Để đạt được những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần coi số hóa nền kinh tế là trọng tâm của chuyển đổi mô hình tăng trưởng; đồng thời sớm có chương trình trung hạn “hậu Covid” gắn với tái cơ cấu nền kinh tế trên cơ sở tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch với phóng viên Báo Công Thương.
Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi (DIRCO) Naledi Pandor cho biết Chính phủ Nam Phi đã tạo được dấu ấn đáng kể tại các thị trường châu Á nhằm đưa nước này trở lại tốc độ tăng trưởng kinh tế như trước khi dịch COVID-19 bùng phát.
Ngày 28/1, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố đại dịch COVID-19 năm 2020 đã "thổi bay" 1.300 tỷ USD doanh thu, cao hơn 11 lần so với khoản thiệt hại mà ngành du lịch từng ghi nhận trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.
Ngày 28/1, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố đại dịch COVID-19 năm 2020 đã "thổi bay" 1.300 tỷ USD doanh thu, cao hơn 11 lần so với khoản thiệt hại mà ngành du lịch từng ghi nhận trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.
Theo đó, UNWTO gọi năm 2020 là năm tệ hại nhất trong lịch sử ngành du lịch. Tổ chức có trụ sở tại Madrid (Tây Ban Nha) này cho biết số lượt khách du lịch quốc tế năm ngoái giảm 1 tỷ, tức 74%, đồng thời cảnh báo đại dịch đe dọa khoảng 100 – 120 triệu việc làm trực tiếp trong ngành du lịch.
Theo UNWTO, việc triển khai vaccine phòng COVID-19 hứa hẹn sẽ giúp ngành du lịch dần phục hồi trong năm 2021, tuy nhiên nhiều nước đang tái áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn như cách ly, xét nghiệm bắt buộc và đóng cửa biên giới do “diễn biến tự nhiên của đại dịch”.
Số lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2019 tăng 4% so với năm trước đó lên 1,5 tỷ lượt. Trong đó, Pháp là nước thu hút số lượng du khách nhiều nhất thế giới, tiếp đó đến Tây Ban Nha và Mỹ.
Lần gần đây, số lượt khách quốc tế giảm là vào năm 2009 với mức giảm 4% so với năm trước đó, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo UNWTO, đa số các chuyên gia dự báo hoạt động du lịch sẽ trở lại các mức trước đại dịch từ năm 2023.
Hồi tháng 12/2020, UNWTO từng ướng tính lượng khách quốc tế sẽ giảm 70% đến 75% trong cả năm 2020. Trong trường hợp này, du lịch toàn cầu sẽ trở lại mức của 30 năm trước, với 1 tỷ lượt khách. Sự sụt giảm lớn về du lịch do đại dịch có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế 2 nghìn tỷ USD trong GDP thế giới.
Nguồn: TTXVN
Từ khóa: khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cảnh báo đại dịch, hoạt động du lịch, thiệt hại kinh tế
Trong Báo cáo Rủi ro Toàn cầu thường niên lần thứ 16, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng và thách thức mà các quốc gia và các nhà xuất khẩu phải đối mặt trong quá trình phục hồi sau đại dịch, cũng như mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh do biến đổi khí hậu và căng thẳng địa chính trị.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, dịch bệnh COVID-19 tác động rất mạnh và nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết đã phân tích ảnh hưởng của Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam, với 3 tác động chính gồm: tăng trưởng, đầu tư và thương mại; gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch.
Quá trình phục hồi có thể kéo dài, không đồng đều và không chắc chắn nhưng nền kinh tế thế giới sẽ dần thoát khỏi bóng mây u ám COVID-19.
Mới đây, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố báo cáo với tiêu đề "Dịch Covid-19: Thay đổi thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam". Theo đó, trong ngắn hạn, Việt Nam cần "chớp cơ hội" tham gia vào các chuỗi giá trị mới, bạn hàng mới, "mở rộng" quan hệ đối tác gắn với mở rộng thị trường khi các cấu trúc kinh tế và trật tự thế giới có sự điều chỉnh và thay đổi.