Ngày 16-5, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, tới chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tại Phòng Thương mại và Công nghiệp của các thương nhân Kolkata thu hút sự tham dự 50 doanh nghiệp Ấn Độ và các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố Báo cáo nghiên cứu toàn cầu mới nhất với tiêu đề “Việt Nam–RCEP: Cơ hội và thách thức", trong đó nhận định việc trở thành thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tiếp tục củng cố vị thế thương mại của Việt Nam và góp phần vào quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 trong năm nay.
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Pháp là bốn thị trường nhập nhiều cua, ghẹ Việt Nam chiếm hơn 91% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này.
Nam Mỹ là thị trường thời trang rất tiềm năng với dân số hơn 437 triệu người. Nhưng, người tiêu dùng khu vực Nam Mỹ ít biết đến các sản phẩm thời trang của Việt Nam. Hiện, xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Brazil chỉ từ 150 - 200 triệu USD/năm, Chile từ 70 - 90 triệu USD/năm, Peru khoảng 30 - 40 triệu USD/năm.
Việc kiểm soát tốt đại dịch, độ phủ tiêm chủng cao đã giúp Việt Nam sớm khôi phục hoạt động sản xuất, mở cửa du lịch và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Trưởng ban Kinh tế TW đánh giá cao nỗ lực của Anh, EU trong triển khai các sáng kiến, chương trình hỗ trợ quốc tế về khí hậu, thực hiện các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu.
Việt Nam và Na Uy có nhiều điểm tương đồng chung như lợi thế địa lý về đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản và năng lượng.
Châu Âu là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn của Việt Nam, tuy nhiên, khu vực Đông Âu và Tây Âu còn rất nhiều dư địa cần khai thác hiệu quả.
Bộ Công Thương cho rằng ngành dệt may cần bắt kịp xu hướng "xanh hóa" của thế giới để tăng sức cạnh tranh ở các thị trường lớn, đồng thời tiết giảm chi phí, cải thiện lợi nhuận.