Từ đầu năm mới 2021 lô hàng xuất khẩu gạo của Việt Nam đi Malaysia và Singapore với 1.600 tấn được bán với giá cao. Điều này chứng tỏ gạo Việt Nam đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu ở các thị trường xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã phải giảm đơn hàng ngay trong mùa cao điểm xuất khẩu vì không kham nổi giá cước vận tải bằng đường biển lẫn đường hàng không tăng cao. Một số doanh nghiệp tìm cách quay sang đường bộ nhưng phương án này cũng không khả thi.
Năm 2020, mặc dù ghi nhận nhiều điểm sáng trong xuất khẩu, tuy nhiên, vẫn còn không ít tồn tại, khó khăn như: Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó khăn về thị trường và giá bán. Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản chưa cao…
Ngành da giày nói riêng và ngành công nghiệp thời trang đang có cơ hội rất lớn khi mở được nhiều thị trường lớn. Cùng với đó, năng lực ứng phó dịch bệnh, khả năng cung ứng và nghiên cứu phát triển ngày càng tốt, niềm tin trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với Việt Nam ngày càng tăng.
Có cùng phân khúc, nhưng gạo Ấn Độ và Pakistan lại có giá bán quá cạnh tranh so với gạo Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra là liệu rằng gạo Việt có bị "lép vế" trước các đối thủ cạnh tranh này hay không?
Giá cước vận tải biển đã nhảy như ngựa bất kham. Hết chiến tranh thương mại trong các năm 2018, 2019 rồi lại đến dịch bệnh Covid-19 xảy ra suốt năm 2020 cho đến nay, ngành vận tải biển đã phải giảm hoạt động và nhất là không dám đặt mua tàu mới cho năm 2021 và 2022. Hầu hết các ngành hàng có liên quan đến xuất khẩu đều chịu ảnh hưởng, nay đến lượt cà phê cũng "ngấm đòn" cước vận tải biển.
Mang về trên 3,05 tỷ USD ngoại tệ trong năm 2020, gạo Việt Nam đang có đà lớn để tăng xuất khẩu trong năm 2021.
Ngành gỗ Việt Nam đang có nguy cơ phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, đặc biệt là kiện chống lẩn tránh thuế tại Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ.
Ngành tôm Việt Nam có thể tranh thủ lợi thế trong năm 2021 khi đang có lợi thế hơn các đối thủ nhờ kiểm soát tốt đại dịch. Các quốc gia nhập khẩu cũng thường ưu tiên chọn mua tôm từ Việt Nam.
Việt Nam xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu.