Dệt may là một trong những ngành hàng nằm trong tốp đầu xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 khi đem về hơn 36 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2017.
Với CPTPP, câu chuyện doanh nghiệp kiện Chính phủ hay Chính phủ kiện Chính phủ về các dự án đầu tư là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là điểm mới chưa từng có.
Ông David Parker, Bộ trưởng Phát triển Thương mại và Xuất khẩu New Zealand cho biết, cuộc họp đầu tiên giữa các nước thành viên CPTPP kể từ khi hiệp định tự do thương mại này có hiệu lực là một cơ hội để củng cố tiềm năng cho hiệp định, trong một năm đầy thách thức tiếp theo đối với những người ủng hộ tự do thương mại.
Bất chấp lo ngại, Hiệp định được hồi sinh CPTPP gần đây đã trở thành hiện thực, đem lại tác động tích cực cho thương mại quốc tế. Các bước tiếp theo sẽ là kết nạp thêm thành viên, và thành lập một cơ quan giúp việc (Secretariat) quy mô nhỏ.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với CPTTP ngành chịu sự tác động nhiều nhất đó là dệt, may, da giầy, thủy sản… Để có thể được tận hưởng các ưu đãi thuế quan trong CPTPP, các doanh nghiệp Việt phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Bộ Công Thương cho biết, với 11 nước tham gia, CPTPP là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới và khi được thực thi đầy đủ, sẽ bao gồm một thị trường gần 500 triệu người tiêu dùng, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu.
Với Việt Nam, Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực từ đầu tuần này. Thị trường 500 triệu dân được mở ra. Tuy nhiên, cơ hội không dành cho tất cả bởi còn những vấn đề nội tại của từng ngành, từng doanh nghiệp vẫn chưa được giải quyết.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu đi vào thực thi tại Việt Nam từ 14/1. Mừng nhiều nhưng lo cũng không ít bởi đến thời điểm này mới chỉ có 45% doanh nghiệp Việt biết tới Hiệp định này.
Ngày 14/1/2019, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam, nhưng cơ hội và thách thức của các ngành nghề, lĩnh vực là rất khác nhau.
Các thương hiệu sữa của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt về giá với các đối thủ ngoại ngay trên chính sân nhà bởi Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực, kéo thuế nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản về 0%.
Trang 6 trong 33 trang