Ngày 11/01, Hội nghị hẹp các quan chức cao cấp kinh tế ASEAN (SEOM Retreat) đã được tổ chức tại Trung tâm Thương mại quốc tế Brunei (ICC) theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Bộ Tài chính và Kinh tế Brunei cùng sự tham dự của các quan chức cao cấp kinh tế các quốc gia thành viên ASEAN.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam tiếp tục là một thành viên tích cực, có nhiều đóng góp quan trọng cho ASEAN trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đưa ASEAN trở thành khu vực năng động, phát triển và điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Brunei Darussalam đã chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2021 và cuộc họp quan chức kinh tế cao cấp ASEAN sơ bộ đầu tiên do Brunei Darussalam chủ trì sẽ được diễn ra vào ngày 11/01.
Con tàu ASEAN băng qua vùng biển giông bão COVID-19. Với ý chí kiên cường và tay lái vững vàng của “thuyền trưởng” Việt Nam, tự hào Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công toàn diện.
Trò chuyện với TG&VN, Thiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an cho rằng, thành công nhất của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 là đã cùng ASEAN tạo ra một “đường băng” – cơ sở kết nối và thích ứng – mà các quốc gia đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN luân phiên sau này không thể đảo ngược, chỉ có thể bổ sung và phát triển thêm.
Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm quốc tế: “Cộng đồng ASEAN Gắn kết và Chủ động thích ứng: Suy ngẫm 2020 vì Hành động chung mạnh mẽ hơn” để nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, cần cải thiện kết nối hạ tầng và công nghệ thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các cảng biển, bến bãi nhằm tăng cường hợp tác lẫn nhau để cung cấp cho thị trường các dịch vụ logistics phức hợp.
Đây là diễn đàn đầu tiên kết nối và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Tổ chức Năng suất châu Á (APO); đề xuất các giải pháp thúc đẩy năng suất trong khu vực, hướng đến đạt được các mục tiêu
Lãnh đạo các cơ quan quản lý thị trường vốn ASEAN hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu hội nhập thị trường vốn trong khu vực ASEAN, làm sâu sắc hơn sự gắn kết của khu vực với cộng đồng quốc tế vì phát triển bền vững, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng và năng lực thể chế của ASEAN.
Ủy ban Châu Âu vừa công bố hướng dẫn cập nhật về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA), trong đó tập trung hướng dẫn về qui tắc xuất xứ.